Chuyên Mục Khác

Thế giới đã hình thành ngành công nghiệp thể thao (Sport industry) Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một lĩnh vực kinh doanh giống như mọi ngành kinh doanh trên thị trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ thể dục thể thao (TDTT) cho nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế thể thao hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp được gọi là công nghiệp thể thao (Sport industry). Kinh tế thể thao theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu…) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT như: Sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến TDTT (trang thiết bị, truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán…). Theo nghĩa hẹp, kinh tế thể thao chỉ bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT. Nền tảng cơ bản của thể thao chuyên nghiệp là môi trường hoạt động, được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên, người hâm mộ. Thông qua môi trường những giải đấu chuyên nghiệp, sản phẩm hàng hóa của các chủ doanh nghiệp (các câu lạc bộ) chính là chất lượng các trận đấu, các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường cho người hâm mộ thưởng thức. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ có thể thu được lợi nhuận và tồn tại, phát triển được nếu tham gia thi đấu trong hệ thống thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Dịch vụ thi đấu thể thao là loại dịch vụ tổng hợp đặc biệt, vì nó bao gồm nhiều loại dịch vụ thu lợi nhuận ngày càng lớn liên quan đến nhiều quốc gia: Dịch vụ lao động (chuyển nhượng cầu thủ), dịch vụ du lịch, quảng cáo, truyền thanh, truyền hình, chứng khoán… Nghiên cứu về kinh tế thể thao ở các nước có nền thể thao tiên tiến cho thấy, kinh tế thể thao mang lại 4 nhóm lợi ích cơ bản cho nền kinh tế (GDP) của họ: Giảm tổn thất kinh tế liên quan tới các vấn đề an sinh xã hội; kéo dài tuổi thọ người dân bằng các yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến sự gia tăng khả năng lao động của con người; giúp chuẩn bị nguồn lực lao động, bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công ăn việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức… hoạt động thể thao đã là một ngành, một lĩnh vực kinh doanh (công nghiệp thể thao) đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều triệu lao động, cũng như doanh thu, lợi nhuận cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác. Cụ thể, ở Mỹ, kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP, đứng thứ 11/25 ngành kinh doanh hàng đầu của nước Mỹ. Quy mô tổng thị trường đạt 400-435 tỷ USD mỗi năm, gấp hai lần ngành công nghệ ô tô và 7 lần ngành điện ảnh. Còn ở Trung Quốc, nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới; ngay từ năm 2011, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao Trung Quốc vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2% GDP. Còn tại Anh, tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh thể thao đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh trong hai thập niên gần đây, thường xuyên đóng góp cho ngân sách quốc gia gần 20 tỷ bảng/năm. Hiện nay, kinh doanh TDTT đã tích hợp vào các lĩnh vực kinh doanh khác như dịch vụ truyền thông, marketing. Hoạt động TDTT gắn với các loại hình du lịch, như: Nghỉ dưỡng, khám phá, mạo hiểm. Kinh doanh thể thao kết hợp với các loại hoạt động kinh doanh khác để tìm kiếm những cơ hội tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, bán bản quyền truyền thông, truyền hình, quảng cáo…

Thế giới đã hình thành ngành công nghiệp thể thao (Sport industry)

Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một lĩnh vực kinh doanh giống như mọi ngành kinh doanh trên thị trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ thể dục thể thao (TDTT) cho nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận.

 

Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế thể thao hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp được gọi là công nghiệp thể thao (Sport industry).

 

Kinh tế thể thao theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu…) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT như: Sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến TDTT (trang thiết bị, truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán…). Theo nghĩa hẹp, kinh tế thể thao chỉ bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT.

 

Nền tảng cơ bản của thể thao chuyên nghiệp là môi trường hoạt động, được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên, người hâm mộ.

 

Thông qua môi trường những giải đấu chuyên nghiệp, sản phẩm hàng hóa của các chủ doanh nghiệp (các câu lạc bộ) chính là chất lượng các trận đấu, các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường cho người hâm mộ thưởng thức. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ có thể thu được lợi nhuận và tồn tại, phát triển được nếu tham gia thi đấu trong hệ thống thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

 

Dịch vụ thi đấu thể thao là loại dịch vụ tổng hợp đặc biệt, vì nó bao gồm nhiều loại dịch vụ thu lợi nhuận ngày càng lớn liên quan đến nhiều quốc gia: Dịch vụ lao động (chuyển nhượng cầu thủ), dịch vụ du lịch, quảng cáo, truyền thanh, truyền hình, chứng khoán…

 

Nghiên cứu về kinh tế thể thao ở các nước có nền thể thao tiên tiến cho thấy, kinh tế thể thao mang lại 4 nhóm lợi ích cơ bản cho nền kinh tế (GDP) của họ: Giảm tổn thất kinh tế liên quan tới các vấn đề an sinh xã hội; kéo dài tuổi thọ người dân bằng các yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến sự gia tăng khả năng lao động của con người; giúp chuẩn bị nguồn lực lao động, bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công ăn việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia.

 

Ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức… hoạt động thể thao đã là một ngành, một lĩnh vực kinh doanh (công nghiệp thể thao) đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều triệu lao động, cũng như doanh thu, lợi nhuận cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác.

 

Cụ thể, ở Mỹ, kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP, đứng thứ 11/25 ngành kinh doanh hàng đầu của nước Mỹ. Quy mô tổng thị trường đạt 400-435 tỷ USD mỗi năm, gấp hai lần ngành công nghệ ô tô và 7 lần ngành điện ảnh.

 

Còn ở Trung Quốc, nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới; ngay từ năm 2011, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao Trung Quốc vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2% GDP.

 

Còn tại Anh, tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh thể thao đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh trong hai thập niên gần đây, thường xuyên đóng góp cho ngân sách quốc gia gần 20 tỷ bảng/năm.

 

Hiện nay, kinh doanh TDTT đã tích hợp vào các lĩnh vực kinh doanh khác như dịch vụ truyền thông, marketing. Hoạt động TDTT gắn với các loại hình du lịch, như: Nghỉ dưỡng, khám phá, mạo hiểm. Kinh doanh thể thao kết hợp với các loại hoạt động kinh doanh khác để tìm kiếm những cơ hội tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, bán bản quyền truyền thông, truyền hình, quảng cáo…